Xây nhà tiền chế có cần xin giấy phép hay không?

Xây nhà tiền chế với thời gian thi công nhanh, chi phí rẻ đang được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn cho ngôi nhà trong tương lai. Hơn nữa công trình đang được sử dụng cho thấy độ bền của vật liệu cấu thành tương đối tốt. Thiết kế đa dạng bắt mắt không khác biệt so với xây dựng nhà truyền thống trước đây. Vậy xây nhà tiền chế có cần xin giấy phép không?

Xây nhà tiền chế có cần xin giấy phép?

Nhà tiền chế với bản chất là nhà lắp ghép từ tấm thép được gia công tại xưởng sau đó mang đến nơi thi công và tiến hành lắp đặt. Thời gian hoàn thiện với những căn nhà tiền chế đơn giản khoảng 1 tuần, với những ngôi nhà phức tạp hơn thì thời gian kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Chi phí thi công vì thế cũng rẻ hơn so với nhà truyền thống, giảm 30% chi phí xây nhà truyền thống. Vì những đặc điểm này mà nhiều gia chủ khi lựa chọn xây nhà tiền chế thắc mắc liệu có cần xin giấy phép hay không?

p>

Câu hỏi này đã được trả lời tại Khoản 2 Điều 89 Nghị định 139/2017 NĐ-CP thì:

“Điều 89.Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

1.Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Câu trả lời rõ ràng hay tại mục 1, khoản 2 điều 89 về việc xây dựng nhà ở tiền chế phải xin cấp phép từ các cơ quan có thẩm quyền.

Những mẫu nhà tiền chế cần xin giấy phép hiện nay 

Mẫu nhà tiền chế được phân chia theo từng mục đích khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của gia chủ. Cùng khám phá mẫu nhà tiền chế hiện nay cũng như xu hướng thiết kế của những mẫu nhà như thế nào?

p>

Đây là thiết kế áp dụng cho mục đích làm nhà xưởng, nhà kho trên diện tích lớn. Thời gian thi công công trình này nhanh chóng với việc đào móng, dựng cột trụ thép, lợp tôn phía trên và sử dụng tấm lắp ghép được gia công tại xưởng. Chi phí xây nhà xưởng này không quá lớn, giá dao động từ 1,1 triệu đồng đến 1,4 triệu đồng/m2 thi công. Với nhà xưởng đã có sẵn móng và nền bê tông, lắp khung thép thì chi phí chỉ từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/m2.

p>

Những công trình nhà xưởng thường có thiết kế đơn giản, không quá phức tạp, xây nhà tiền chế có thể thiết kế dành cho quán café hay không?

p>

Câu trả lời là nhà tiền chế hoàn toàn xây dựng được một quán café với không gian cực xịn cực chất, không khác gì so với công trình được xây dựng truyền thống trước đây. Chắc chắn khi nhìn mẫu thiết kế nay, bạn chưa thể đoán ngay được đây là mẫu thiết kế từ nhà tiền chế bởi bố cục, cách sắp xếp, lựa chọn phối màu khiến bạn nghĩ rằng đây là công trình được làm nên từ vật liệu thường thấy như gạch, xi măng, cốt thép,…

p>

Công trình quán café được xây dựng hoàn toàn bằng khung thép, lắp ráp nguyên vật liệu gia công tại xưởng và tiến hành lắp ráp lại với nhau. Về phía nhà thầu xây dựng công trình này khẳng định chất lượng loại thép sử dụng có thể lên đến 60 – 70 năm mà không bị hao mòn, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.

p>

Không gian phía bên trong quán được bố trí hài hòa, nội thất đơn giản hiện đại, lấy hồ cá là điểm nhấn, xung quanh được bao bọc bởi hệ thống cây xanh cho phù hợp với từng khu vực. Dường như không cảm thấy được sự thô cứng đến từ khung thép hiện diện trong thiết kế này.

*Quy trình xây dựng quán café chỉ bao gồm 4 bước:

  • Bước 1: Thi công phần nền móng và lắp đặt bu lông chờ. Đối với nền móng sẽ phụ thuộc vào nền đất nơi tiến hành xây dựng công trình để áp dụng, đào nông hay đào sâu cũng được quyết định khi đến thực nghiệm.
  • Bước 2: Tiến hành lắp cột gian khóa cứng, lắp dầm kèo, xà gỗ,…
  • Bước 3: Lắp đặt hệ thống thông gió, điện nước, điều hòa, hệ thống chiếu sáng,…
  • Bước 4: Kiếm tra và đánh giá chất lượng công trình.

Xây dựng nhà tiền chế rất đơn giản và không tốn quá nhiều bước thực hiện nhưng lại mang đến những hiệu quả vô cùng ấn tượng. Chi phí rẻ, hiệu quả cao là những gì mà nhà tiền chế đang đem lại.

Nhắc đến quán café xây dựng tiền chế chắc chắn không thể bỏ qua một địa điểm được rất nhiều bạn trẻ checkin trong thời gian gần đây, đó là Coffee 1986 tại thành phố Hải Phòng.

p>

Gây ấn tượng mạnh với thị giác của người nhìn với kiến trúc vô cùng độc đáo, nhìn từ xa giống như một tác phẩm nghệ thuật đương đại với những hình khối được lắp ghép lại với nhau tạo nên một công trình đồ sộ, khiến tất cả phải chú ý mà không rời mắt được. Nhiều người không mắt mình kia là những tấm thép được lắp ghép lại với nhau bởi vẻ ngoài giống như ngôi nhà được xây theo truyền thống với nguyên vật liệu là gạch là khối xi măng. Nhưng không, toàn bộ kiến trúc của quán café này được xây dựng theo nhà tiền chế, hoàn toàn khung thép, dưới bàn tay và khối óc của kiến trúc sư làm nên một kiến trúc ấn tượng.

p>

Với thiết kế 3 tầng, mỗi tầng sẽ là một cách bài trí khác nhau kết hợp mang đến cho vị khách những trải nghiệm khác nhau về không gian quán. Điểm cộng mà quán café đem lại chính là một không gian được bao phủ bởi sắc xanh của cây trong từng góc của quán. Đặc biệt ở khu vực tầng ba là vườn cây xanh thực thụ, sử dụng cây dạng rủ mang đến sự xanh mát cho cả không phía dưới, mang đến không gian vô cùng yên tĩnh cho mỗi vị khách ghé thăm.

Đã có những công trình nhà tiền chế về nhà xưởng, nhà kho, và cũng đã có những công trình nhà tiền chế cho quán café – lọt top nhà tiền chế đẹp nhất tại Việt Nam hiện nay, những ngôi nhà tiền chế với mục đích dân sinh thì sẽ như thế nào?

p>

Mẫu thiết kế đầu tiên cho nhà tiền chế dành cho dân sinh là mẫu nhà đơn giản, chi phí thấp, phù hợp với mọi nguồn ngân sách. Bố trí không gian cũng không quá cầu kỳ bao gồm: 1 phòng khách, một gian bếp, 1 nhà vệ sinh và một phòng ngủ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cần thiết cho một người, hoặc gia đình có 2 thành viên. Chi phí xây dựng chỉ dao động trong khoảng 100 triệu đồng với thời gian thi công kéo dài 1 tuần.

p>

Vẫn tiếp tục là mẫu nhà tiền chế cấp 4 khác có thiết kế phức tạp hơn một chút. Ngôi nhà này với ngoại thất sửu dụng tấm dán giả gỗ để tăng thêm tính thẩm mỹ hơn. Ngôi nhà ngoài mặt tiền được bố trí khoảng sân sâu để gia chủ sử dụng thành không gian nghỉ ngơi cho bản thân sau những ồn ào tấp nập phố thị.

Hệ thống cửa sổ được bố trí được làm từ hệ khung nhôm kính giúp ngôi nhà lấy được ánh sáng vào ban ngày một cách tối đa mà không cần phải sử dụng đến hệ thống chiếu sáng, giảm tải điện năng, giảm tải lượng nhiệt trong chính ngôi nhà.

p>

Nếu như hai mẫu thiết kế nhà tiền chế cấp 4 đều sử dụng mái bằng thì mẫu thiết kế thứ 3 dành cho nhà tiền chế cấp nhưng sử dụng mái ngói sẽ khiến gia chủ dành sự chú ý rất nhiều đến thiết kế này.

Mái ngói chính là điểm khác biệt của thiết kế này so với những thiết kế nhà tiền chế có cùng quy mô. Mái ngói giúp ngôi nhà trở nên bề thế hơn bởi chính kết cấu lớp chồng lớp của mình. Hơn hết, mái ngói từ xưa khi được sử dụng đều mang đến một sự sang trọng cùng với đó là nét cổ điển bắt gặp trong những kiến trúc Châu Âu hay tân cổ điển. Ngoài mặt thẩm mỹ, mái ngói còn tăng độ bền cho căn nhà tiền chế khi không gây ra tình trạng dột, thấm nước vào ngôi nhà, bảo vệ nội thất căn nhà không ẩm mốc do thời tiết gây ra.

p>

Nhà tiền chế không chỉ xây dựng nhà cấp 4 với kiến trúc đơn giản mà xây được những ngôi nhà với quy mô từ 2 tầng trở lên, với cách bố trí phức tạp hơn rất nhiều. Chẳng vậy mà mẫu nhà tiền chế đang dần trở thành xu hướng thiết kế xây dựng nhà ở trong thời gian tới.

p>

Mẫu nhà tiền chế 2 tầng được xây dựng hoàn toàn bằng khung thép theo phong cách hiện đại được áp dụng trong chính căn nhà này. Sử dụng cửa kính khung nhôm bao quanh thay thế cho tường gạch ở kiến trúc truyền thống. Việc sử dụng kính giúp căn nhà này có lượng ánh sáng rất tốt vào ban ngày, lưu thông không khí trong nhà, xuyên suốt hai tầng. Thay vì việc sử dụng khung thép làm lan can mặt bằng tầng hai, gia chủ lựa chọn kính trong suốt để thay thế.

p>

Giống như nhà cấp 4 tiền chế, thì ngôi nhà 2 tầng tiền chế hoàn toàn sử dụng được mái ngói cho thiết kế. Mẫu thiết kế với phần mái Thái lớn kiến tạo nên khu vực tầng hai của căn nhà mang đã làm nên kiểu kiến trúc ấn tượng. Nhìn vào thiết kế này thấy được sự bề thế của chính căn nhà cũng như quyền lực, cá tính gia chủ. Đây là một trong những mẫu biệt thự được làm từ thép tiền chế vô cùng ấn tượng và khẳng định thêm không có nhà gì mà nhà tiền chế không thể xây dựng.

Xem thêm:

Giá xây nhà tiền chế cấp 4

Chi phí xây nhà tiền chế 2 tầng

Chi phí xây nhà tiền chế 3 tầng

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

[HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ] Bạn nhận được tư vấn miễn phí và 10 báo giá thi công phần thô hoặc trọn gói từ các nhà thầu uy tín trong khu vực. Thỏa sức lựa chọn nhà thầu uy tín với chi phí thấp nhất.

Mọi tư vấn được tài trợ 100% bởi Xây Dựng Số.

About the Author: timthauxaydung

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *