Quy trình hoàn thiện nhà xây thô đầy đủ và chi tiết nhất

Quy trình hoàn thiện nhà xây thô là một trong những công đoạn quan trọng nhất của ngôi nhà và quyết định đến sự chắc chắn, lâu bền của ngôi nhà sau khi hoàn thiện. Để có được một ngôi nhà đúng quy trình thì cần phải tuân thủ theo những bước cụ thể, chi tiết. Bạn đang phân vân về quy trình hoàn thiện nhà xây thô làm sao cho đúng quy trình và làm sao đảm bảo được chất lượng của công trình. Hiểu được điều này bài viết của chúng tôi xin được chia sẻ quy trình quan trọng nhất cho một ngôi nhà đó là hoàn thiện phần thô, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Xây dựng hoàn thiện phần thô là gì? Tầm quan trọng của công đoạn này

Trong xây dựng nhà ở với một công trình xây dựng để có được một ngôi nhà hoàn chỉnh thì cần được trải qua 2 phần cơ bản bao gồm có xây thô và phần hoàn thiện.

p>

Đối với phần thô bao gồm các công đoạn như phần làm móng cùng bể ngầm, bộ khung ngôi nhà gồm có các hệ thống kết cấu chịu lực như: khung, cột, dầm, sàn bêtông, mái bê tông, cầu thang các tầng, xây bậc, hệ thống tường tạo vách ngăn chia cho các tầng các phòng, trát tường… Tất cả những công việc nêu trên được gọi chung là xây dựng phần thô cho ngôi nhà.

Sau khi hoàn tất toàn bộ phần xây thô mới tiến đến công đoạn hoàn thiện bao gồm các công việc như là: trát tường, láng sàn nhà từ tầng trệt rồi đến các tầng lầu, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, nước trong nhà và nhà vệ sinh lắp đặt thiết bị về sinh, hệ thống chống sét, … Những công việc trên đây được gọi chung là xây dựng phần hoàn thiện.

Hoàn thiện phần xây thô là công việc vô cùng quan trọng. Hiện nay có rất nhiều chủ đầu tư quá chú trọng đến phần thiết kế và nội thất giai đoạn cuối cùng mà ít để ý đến việc xây dựng phần thô sao cho thật kiên cố và vững chắc. Điều này vô cùng sai lầm của các chủ đầu tư vì phần thô chính là tiền đề, nền móng cho tất cả các quy trình, hạng mục sẽ thi công sau này, vì thế nó cần được tính toán một cách chu đáo, cẩn thận từng hạng mục thi công… Phần thô càng tốt, càng chuẩn bao nhiêu thì những phần sau thi công càng thuận tiện, càng tiết kiệm chi phí và thời gian bấy nhiêu, đặc biệt nhất chính là phần móng của ngôi nhà.

Tham khảo quy trình hoàn thiện nhà xây thô

Khi đã biết được tầm quan trọng của khâu xây dựng phần thô của ngôi nhà, chúng ta chỉ cần thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt là có thể sở hữu được một ngôi nhà chắc chắc. Theo đó quy trình hoàn thiện nhà xây thô được thực hiện với các bước cụ thể như sau:

p>

Bước 1 là khâu chuẩn bị chủ nhà phải giải phóng mặt bằng thi công công trình.

  • Trước khi bắt tay vào công việc thi công một công trình nào đó thì chúng ta cũng phải giải phóng mặt bằng xây dựng trước.Với ngôi nhà cũng vậy, chủ nhà cần giải phóng hết các cây cối vật liệu hay đồ dùng có trên mặt đất của mảnh đất đó. Giải phóng mặt bằng để chủ nhà tập hợp toàn bộ nguyên vật liệu như đá, cát, sỏi và xi măng… Sau đó chủ thầu xây dựng cho máy móc xuongs công trình để chuẩn bị một cách tốt nhất cho tiến độ và quá trình khởi công thi công công trình.

Bước 2 là tiến hành xây dựng phần thô. Trong xây dựng phần thô thì quy trình làm móng là quan trọng nhất với các công việc như đào móng, xử lí nền, làm móng, đổ bê tông móng. Trong khi làm móng cần thực hiện các công việc như sau:

  • Đầu tiên là công tác làm nền móng cốt thép xây dựng. Đọc bản vẽ và gia công cốt thép đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trong bản vẽ và hồ sơ thiết kế. Bên thi công cần lót gạch hoặc bê tông để tạo khoảng trống với phần đất nền móng.Việc này giúp cho công trình thêm bền vững. Sau đó công nhân thi công sẽ đặt các bản kê lên phía trên của bê tông lót.Tiếp đến là đặt thép móng băng vào nền móng.Tiếp theo nữa là đặt thép dầm móng vào trong. Sau cùng là để thép làm cột chờ.
  • Thứ 2 là công đoạn làm cốt pha cho ngôi nhà.Cốt pha chính là công đoạn quyết định sự bền vững của công trình , cho nên bên thi công cần chuẩn bị kỹ hệ thống ván cho quá trình đổ bê tông nền móng với hệ thống lưới thép định trướcọa
  • Thứ 3 là công tác đổ bê tông cho nền móng. Phần thi công công trình đổ bê tông đây là khâu cuối cùng cho việc thi công móng nhà.
  • Thứ 4 là tháo cốt pha móng và bảo dưỡng móng. Bê tông móng là loại cấu kiện đặt trực tiếp lên nền cứng do vậy thông thường chỉ cần từ 1-2 ngày là có thể giỡ được cốt pha.Nhưng trên thực tế thì chúng ta cũng biết là còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mà số ngày bạn có thể tháo giỡ cốt pha.Tuy nhiên chúng ta nên cân nhắc số ngày sao cho cốt pha đảm bảo tốt nhất làm nên công trình vững chắc.
  • Sau khi chúng ta đổ bê tông xong khoảng thời gian là 4-5 tiếng đồng hồ. Chúng ta nên cung cấp cho bê tông một độ ẩm nhất định bằng cách tưới nước cho bê tông ít nhất 3 lần trên ngày, để tránh tình trạng bê tông khô nứt nẻ.Như vậy  bảo đảm bê tông thành phẩm đạt chuẩn.

Bước 3 là tiến hành đổ bê tông sàn, dầm và cột. Ở giai đoạn này bao gồm các công việc chính như là: Chuẩn bị cốp pha rồi tiến hành đổ và đầm bê tông cho chắc chắn, chờ bê tông ngưng kết rồi tiến hành rút cốt pha. Đặc biệt là việc bảo dưỡng bê tông sàn, dầm và cột sau khi đổ là yếu tố quyết định chính cho độ bền và chất lượng công trình của phần thô.

p>

Bước 4 là tiến hành thi công cốt thép đạt chuẩn. Quy trình thi công cốt thép gồm có 3 bước cơ bản sau đây: Thứ nhất là nối buộc và hàn thép, thứ 2 là vận chuyển và lắp dựng cốt thép, bước thứ 3 là kiểm tra về cốt thép về kích thước về số lượng và cả về sự ổn định, chiều dài thép chịu lực cùng với độ dài nối thép… trước khi tiến hành đổ bê tông. Sau khi tiến hành lắp ghép cốp pha và cốt thép, chủ thầu sẽ tiến hành đổ bê tông theo đúng quy chuẩn và yêu cầu của chủ đầu tư đề ra.

  • Bạn nên lưu ý rằng khâu hoàn thiện xây thô là vô cùng quan trọng. Nên bạn cần bố trí người có kinh nghiệm về xây dựng để thường xuyên thực hiện giám sát, kiểm tra các công đoạn thi công của nhà thầu xem có đảm bảo chất lượng công trình và đáp ứng tiến độ đã đề ra từ ban đầu hay không? Để chất lượng được đảm bảo thì bạn cần yêu cầu nhà thầu phải thường xuyên tiến hành bảo dưỡng bê tông là công tác được ưu tiên hàng đầu trong xây dựng phần thô, cần yêu cầu họ phun nước lên bề mặt của lớp bê tông mới, che chắn giữ ẩm liên tục bằng cách phủ bạt kín đáo, bao bố ướt hay bao ni lông hoặc sử dụng hợp chất dưỡng hộ lên bề mặt bê tông là việc làm cần thiết bạn nên thực hiện công việc này trong khoảng thời gian từ 3 đến 7 ngày mới đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.

Bước 5 là khi đổ bê tông xong, tiến hành bảo dưỡng xong nhà thầu sẽ đợi cho bê tông khô rồi rút cốt pha và tiến hành xây tường và thực hiện việc ngăn phòng chức năng theo yêu cầu của chủ đầu tư từ phòng khách, phòng ngủm phòng thờ, phòng bếp và cả nhà vệ sinh…tạo hình không gian các phòng riêng biệt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong công đoạn này cũng tiến hành việc lắp đặt ống nước lạnh, nước nóng và cả ống dẫn nước sinh hoạt, ống xả thải,… Lắp đặt hệ thống dây điện ngầm bên trong ngôi nhà.

Bước 6 là tiến hành việc hoàn thành và kí kết nghiệm thu hoàn thiện phần xây thô. Nhà thầu sẽ tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư phần hoàn thiện xây thô. Trước khi bàn giao nhà thầu cần kiểm tra tất cả các hạng mục đã hoàn tất, dọn dẹp vệ sinh trước khi bàn giao. Nếu tiếp tục phần hoàn thiện thì cần có sự làm việc giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Trên đây là chi tiết quy trình hoàn thiện nhà xây thô. Hi vọng với những chia sẻ này của chúng tôi sẽ mang lại sự hài lòng cho chủ đầu tư khi đang có nhu cầu tìm hiểu về quy trình hoàn thiện nhà xây thô. Chắc chắn rằng với những chia sẻ này của chúng tôi khi quý khách áp dụng sẽ mang đến cho quý khách những kiến thức để sở hữu một ngôi nhà vững chắc, bền đẹp trước sự tác động của thiên nhiên.

About the Author: timthauxaydung

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *